Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Bảo tàng Chăm Pa - nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử

 

Đến với thành phố biển Đà Nẵng du khách sẽ lựa chọn tham quan ở đâu? bởi Đà Nẵng có khá nhiều những địa điểm vui chơi, giải trí nổi tiếng. Đặc biệt ngoài những địa điểm như Đèo Hải Vân, làng đá Non Nước, khu du lịch núi Ngũ Hành hay địa điểm Bà Nà Hills… Du khách đừng bỏ qua Viện Bảo tàng Điêu Khắc Chăm nhé bởi đây là một điểm đến cực kỳ thú vị, là nơi lưu giữ khá nhiều những hiện vật, di tích lịch sử vô cùng có giá trị cho du khách tham quan, chiêm ngưỡng.
Từ lâu, Đà Nẵng đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng với những bãi biển nước xanh trong vắt, cát trắng mịn màng cùng khung cảnh núi rừng hùng vĩ và hệ thống sông ngòi đầy phù sa màu mỡ. Ngoài ra thành phố biển còn là nơi sở hữu những chiếc cầu nổi tiếng, độc đáo nhất cả nước và những cây cầu nổi tiếng này có thể kể đến là cầu quay Sông Hàn, cầu dây treo Thuận Phước, Cầu Trần Thị Lý hay cầu Rồng - chiếc cầu độc đáo, di nhất trên thế giới có khả năng phun được cả nước lẫn lửa và đây cũng là một biểu tượng tượng trưng cho thành phố biển xinh đẹp, đẳng cấp, đang ngày một phát triển… Đặc biệt nhất tại Đà Nẵng có một viện Bảo Tàng khá nổi tiếng, đó là viện Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm - đây là viện bảo tàng lịch sử nổi tiếng, là nơi lưu giữ nhiều sản vật, nhiều di tích cổ xưa, có giá trị cực kỳ to lớn.
Viện Bảo tàng điêu khắc Chăm - nơi lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử có giá trị.
Viện Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1915 theo ý tưởng của Henri Parmentier – nhà khảo cổ học người Pháp với một đề án của Viện viễn đông Bác cổ. Đến năm 1919, viện bảo tàng chính thức được đưa vào sử dụng, hiện vật mà viện bảo tàng trưng bày chủ yếu là những di sản, kiến trúc của người Champa để lại. Theo gợi ý của Parmentier, Viện Bảo tàng Điêu khắc Chăm được thiết kế theo phong cách pha trộn giữa nét cổ điển châu Âu với những đường nét của kiến trúc Chăm.
Đây được xem là viện bảo tàng di sản đầu tiên tại Việt Nam. Những hiện vật được trưng bày tại đây đều có từ thời kỳ Chăm Pa. Ngoài ra Viện Bảo Tàng Chăm này còn có một không gian rộng trưng bày những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, trên đó miêu tả rõ ràng, sống động chân dung của những vị thần quyền lực, cổ xưa được tôn kính của Ấn Độ Giáo.
Viện bảo tàng Chăm có sự kết hợp trong lối thiết kế của người Chăm và phương tây cổ điển.
Để thuận tiện cho việc tham quan và tìm hiểu của du khách, nhà khảo cổ Henri Parmentier đã đưa ra ý tưởng phân chia không gian trưng bày hiện vật ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành 10 khu, đặt tên theo nguồn gốc, địa điểm khai quật, phát hiện hiện vật. Hiện nay, ở đây có gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó khoảng 288 hiện vật đang trưng bày trong bảo tàng và chia thành các khu trưng bày gồm Hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi; Phòng Quảng Trị, Trà Kiệu, Đồng Dương, Mỹ Sơn, Tháp Mẫm, Bình Định, Kom Tom và Khu trưng bày mở rộng.
Bên cạnh cách phân chia hiện vật theo nguồn gốc, nơi đây còn có nhiều cách sắp xếp, phân loại các hiện vật, tác phẩm điêu khắc Chăm khác như niên đại, chất liệu, nội dung tác phẩm, loại hình tác phẩm điêu khắc (tượng tròn, phù điêu, chi tiết kiến trúc)… Và những hiện vật này được chia thành những bộ sưu tập riêng, chẳng hạn như phân chia theo nội dung thì có tượng thần, đài thờ; phân chia theo chất liệu lại có loại đất nung, đồng hay đá sa thạch.
Đi Tour Đà Nẵng khám phá nét đẹp Viện Bảo Tàng Chăm, du khách sẽ có điều kiện chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, quan sát những hiện vật cổ xưa, những đền đài, kiến trúc, những tượng thần vô cùng có giá trị được khai quật tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Hiện tại Viện Bảo tàng Chăm đang trưng bày khá nhiều hiện vật có giá trị, cụ thể khoảng 300 hiện vật, trong đó đa số được chế tác từ sa thạch, một vài tác phẩm được làm từ đất nung. Đặc biệt nhất viện bảo tàng Điêu Khắc Chăm hiện đang lưu giữ 3 hiện vật quốc gia có giá trị to lớn, 3 hiện vật này đó là Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài Thờ Trà Kiệu và tượng bồ tát Tara.
Tại Đài Thờ Mỹ Sơn E1, du khách sẽ có dịp tìm hiểu cuộc sống đời thường của người Ấn Độ Giáo trước kia khi học sinh sống trong rừng -  những thứ này đều được chạm khắc trên những bức tường tại đó. Đối với Đài Thờ Trà Kiệu du khách sẽ có dịp được quan sát những đường lối kiến trúc độc đáo, có giá trị to lớn.
Tuy nhiên nổi bật nhất và ấn tượng, được sự quan tâm nhất của du khách đó là tượng Bồ Tát Tara. Tượng phật cao tới 1.148 mét được chạm khắc khá tinh vi với nhiều chi tiết sống động tạo nên sự quyến rũ, trang nghiệm vô cùng. Có lẽ chính vì điều này mà tượng Tara đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều du khách, nhất là những du khách tôn sùng Ấn Độ Giáo.
Tượng phật bồ tát Tara - một công trình kiến trúc quốc gia khá ấn tượng.
Đến với viện Bảo tàng Chăm thông qua những Tour du lịch Đà Nẵng, du khách như được trở về với quá khứ, về nơi mà thời kỳ Ấn Độ Giáo cường thịnh nhất tại Chăm Pa. Ngoài ra thú vị và đặc sắc hơn cả đó là du khách sẽ có dịp được thưởng thức những điệu múa hay, ấn tượng của những cô gái Chăm Pa tại khu vực sân của Viện Bảo Tàng.
Khi đến với Đà Nẵng, ngoài bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng, du khách nên dành một chút thời gian ghé thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm để có cơ hội hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc – một nét văn hóa độc đáo của Vương quốc Chăm thời xưa. Khi đã bước vào Viện Bảo Tàng Chăm, du khách như được trở về với quá khứ, trở về với cuộc sống bình dị, giản đơn, như hòa mình vào sự yên bình, tĩnh lặng nơi này. Chính vì điều này mà Viện Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm chính là biểu tượng, là niềm tự hào đáng quý của người dân Chăm Pa, biểu hiện cho sự phát triển phồn thịnh, cho nền văn minh cổ xưa của người Chăm Pa. Trên đây là những thông tin về viện Bảo Tàng Chăm Pa, nếu du khách cảm thấy yêu quý viện Bảo Tàng này thì hãy nhanh tay tham gia ngay những Tour du lịch Đà Nẵng, cụ thể là Du lịch Đà Nẵng 6 ngày của Viet Fun Travel nhé.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét